10 LẦM TƯỞNG TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
Hưởng ứng Tuần lễ Nhận thức về kháng thuốc thế giới (18/11/2023 – 24/11/2023)
Tuần lễ Nhận thức về Kháng sinh Thế giới đã được đổi tên thành Tuần lễ Nhận thức về Kháng thuốc Thế giới (World AMR Awareness Week – WAAW) là một chiến dịch toàn cầu được tổ chức vào ngày 18-24/11 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về vấn đề kháng thuốc. Và để hưởng ứng sự kiện quan trọng này, CLB Sinh viên Dược lâm sàng xin gửi đến mọi người poster: “10 lầm tưởng trong chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện”.
Như mọi người đã biết, thuốc kháng sinh là một loại chất kháng khuẩn quan trọng nhất dùng trong việc điều trị và phòng ngừa nhiễm khuẩn. Nó là một trong những loại thuốc được kê đơn thường xuyên nhất khi nhập viện, nhưng trong đó có đến 30-50% hoặc nhiều hơn là không cần thiết hoặc chưa tối ưu. Ngoài ra, thuốc kháng sinh vẫn được tiếp tục sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng thông thường ở đa số các bệnh nhân mặc dù không có chỉ định lâm sàng, phổ tác dụng không phù hợp, dùng sai liều hoặc kéo dài không cần thiết.
Việc tuân thủ các quy định của chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện là yếu tố quan trọng để đem lại hiệu quả điều trị mong đợi của đội ngũ y tế. Tuy nhiên vẫn tồn tại những lầm tưởng hay thói quen mà chúng ta không biết hoặc thậm chí là đã biết đến nhưng vẫn cho là vô hại, không đáng quan tâm đến.
Poster dưới đây sẽ giúp cho độc giả có thêm những hiểu biết để đưa ra quyết định hợp lý về việc sử dụng kháng sinh và hỗ trợ nỗ lực quản lý kháng sinh.
Nguồn: Johnson et al.,2022. Top Myths of Diagnosis and Management of Infectious Diseases in Hospital Medicine. The American journal of medicine, 135(7), 828–835.
—————————————————
📌Sinh viên thực hiện:
- Trần Thảo My – D5A
- Phan Thị Trọng Hiếu – D5B
- Nguyễn Lê Như Quỳnh – D4A
- Phan Thị Thùy Nhung – D4B
- Nguyễn Gia Uyên Nhi – D3A