Sở thích: exploring computer science, đọc sách và thổi sáo.
Tính cách: zui zẻ, thẳng thắng, hòa đồng.
Tại trường Đại học Y Dược Huế vào ngày 27/05/2018 đã có một cơn bão mang tên “Dược sĩ 4.0” bắt nguồn không phải từ biển Đông xa xôi như chúng ta nghĩ, mà ngay tại ngôi trường xinh đẹp này đó là CLB sinh viên Dược Lâm Sàng ĐH Y Dược Huế.
Cuộc thi Dược sĩ 4.0 đã càng quét qua sau một đêm với đầy những cảm xúc khó diễn tả đối với ai đã ở đó, có cả niềm vui, nỗi buồn xen lẫn sự hồi hộp khó tả với những phần thi gay cấn, hấp dẫn dành cho 4 đội chơi. CLB sinh viên Dược lâm sàng đã tạo một sân chơi bổ ích cho sinh viên ngành Dược nói chung và Dược lâm sàng nói riêng, đồng thời đã gửi thông điệp cực kỳ quan trọng tới các bạn sinh viên thông qua ngay cái tên “Dược sĩ 4.0”. Với cuộc cách mạng 4.0 (gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư) là cuộc cách mạng công nghiệp tự động hóa, cuộc cách mạng số, tạo sự kết nối giữa thế giới thực – thế giới ảo và thế giới sinh vật qua những thiết bị thông minh, hiện nay đang dần xâm lấn vào nước ta mang lại những bước đi mới trong một số ngành, và mọi người cứ tưởng sẽ là không thể đối với ngành Y Dược với đặc thù là bác sĩ, dược sĩ phải tiếp xúc trực tiếp gặp mặt bệnh nhân, nhưng nó có thể và cuộc thi này đã gửi đến mọi người thông điệp: vậy người Dược sĩ hôm nay cần phải làm gì để thích nghi với những đổi mới trong tương lai để trở thành Dược sĩ thế hệ mới – thế hệ 4.0 (giỏi ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp thấu hiểu bệnh nhân, kĩ năng tìm kiếm tra cứu thông tin chính xác, đầy đủ, kĩ năng tranh luận). Chúng ta phải không ngừng học hỏi, bồi dưỡng, nâng cao KIẾN THỨC, rèn luyện những kĩ năng cần thiết để nắm bắt xu hướng này trong tương lai đó là KĨ NĂNG THIẾT KẾ POSTER THÔNG TIN THUỐC và KĨ NĂNG TRANH BIỆN.
Cuộc thi kết thúc đã để lại trong em nhiều dấu ấn khó quên ngay từ vòng loại cho tới khi vòng chung kết thúc. Đây là cuộc thi đầu tiên dành riêng cho sinh viên ngành Dược tại trường, tổ chức cực kì hoành tráng. Do trùng lịch học thêm và cũng chưa ôn lại kịp kiến thức chuyên ngành nên không tự tin đăng kí vì thế em không thể tham gia cuộc thi. Nhưng được mấy đứa bạn kể lại để vượt qua vòng loại của cuộc thi, bạn cần có ba yếu tố: vượt qua áp lực về thời gian, kĩ năng về tốc độ tìm kiếm tra cứu thông tin trên Google và cần sự chính xác. Rồi để tới vòng chung kết, chứng kiến các bạn đội chơi phải tập trung đầu tư thời gian để làm video, poster, thu nạp kiến thức, còn ban tổ chức thì công việc tấp nập với các cuộc hội họp đưa ra phương án ý tưởng cho khung chương trình chung kết. Thật sự, qua đó em rất ngưỡng mộ mọi người và coi là tấm gương để mình học hỏi cần phải siêng năng hơn nữa trong học tập cũng phong thái làm việc nghiêm túc khoa học. Trong các hoạt động em rất ấn tượng với các mini game đặc biệt là ý tưởng like, share, comment về video của các đội chơi, đây như là chất xúc tác, khai ngòi, tạo sự sôi động trước khi đến với vòng chung kết, rồi đến với các giả phụ như giải cổ vũ cũng rất hay giúp tạo sự đoàn kết hơn trong tập thể lớp.
Tại vòng chung kết, chứng kiến cuộc thi diễn ra từ đầu đến kết thúc mình thấy tất cả các đội ai cũng rất tự tin thể hiện kĩ năng thuyết trình poster của mình, cả phần thi tài năng trong vòng đầu và kĩ năng tranh biện vòng cuối đây là ba kĩ năng em đang thiếu sót, đặc biệt là kĩ năng thuyết trình trước đám đông với thời gian giới hạn các bạn đã nói rất lưu loát và rất thu hút, qua đây em nghĩ mình cần phải bổ sung học hỏi về kĩ năng này nhiều hơn. Cũng vì là một người thích tìm tòi máy tính, thiết kế đồ họa nên phần thi thiết kế poster cũng là phần thi mà em thích nhất vì để làm được một poster hoàn chỉnh đầy đủ thông tin cần thiết và thu hút người xem cần phải suy nghĩ rất nhiều cả về nội dung và thiết kế. Nội dung thì phải lựa chọn thông tin quan trọng nhất, bổ ích, lựa chọn câu từ chính xác, ngắn gọn và dễ hiểu nhất, còn phần thiết kế thì lựa chọn màu sắc, hình ảnh, kết cấu, phông chữ,.. phù hợp.
Phần thi tài năng:
Phần thi tranh biện thì rất gay cấn và quyết liệt 2 đội đưa ra những quan điểm riêng đối nghịch nhau về 1 vấn đề ngành Dược đang được quan tâm rất nhiều hiện nay. Qua phần thi này ngoài cho thấy ý kiến riêng của các đội thì mình ấn tượng và thích thú nhất đó chính là phần nhận xét từ ban giám khảo: anh Hoàng Xuân Quang – phó giám đốc công ty TNHH sinh dược phẩm Hera đưa ra những thông tin rất thực tế, thực sự chúng em khó có thể học được từ trên lớp về chủ đề thuốc generic- thuốc brand, sử dụng thực phẩm chức năng hay không sử dụng thực phẩm chức năng? anh cho rằng quan trọng hơn hết đó chính là “công tác quản lý chất lượng của cơ quan chức năng” sẽ giải quyết vấn đề trên một cách dễ dàng hơn (như là FDA của Mỹ rất nghiêm khắc, đảm bảo uy tín, chất lượng về sản phẩm của họ phải đạt chuẩn). Và chia sẻ kĩ năng tranh biện, kinh nghiệm cuộc sống “tôi đồng ý với một số ý kiến của bạn đưa ra nhưng…” từ thầy Trần Hữu Dũng – phó trưởng khoa Dược. Về phần thi kiến thức các đội cũng đã trả lời xuất sắc những câu hỏi mà em thấy rất khó và lời giải thích rất cụ thể từ thầy Trương Viết Thành trưởng bộ môn Dược lâm sàng và những lời góp ý rất hay từ những chi tiết nhỏ của cô Võ Thị Hà và thầy Võ Quốc Hùng. MC khán giả thì rất vui tính, hài hước giúp cho mọi người không bị mệt mỏi trong lúc ngồi chờ đợi thêm sôi động cho hội trường. Thật sự khung chương trình rất logic từ đầu đến cuối, những ý tưởng rất hay từ những chi tiết nhỏ.
Phần thi tranh biện của 2 đội:
Phần nhận xét của BGK:
Sau khi xem toàn bộ cuộc thi em cũng có một số ý kiến nho nhỏ muốn góp ý với BTC như sau: phần câu hỏi mà các đội không trả lời được có thể cho khán giả trả lời vì ngồi bên dưới em thấy các bạn rất muốn trả lời khi các đội không trả lời được, có bạn còn dơ tay xin trả lời mặc dù không được phép (có thể lúc đó thời gian hạn hẹp nên để rút ngắn thời gian nên ban tổ chức đã đưa ra đáp án luôn), về câu hỏi thì cũng như lời góp ý từ cô Hà là thêm hoặc chuyển sang dạng câu hỏi trắc nghiệm, điền từ,…phần thi tranh luận mình nghĩ là chia thời gian lúc sau – phần phản biện: ra hai lượt mỗi lượt 2 phút rưỡi thì hai bên sẽ có cơ hội tranh luận sâu hơn và phản bác về các ý kiến cho rằng không hơp lí của đội bạn (có thể chia nhỏ ra hơn 1 phút hoặc 1 phút rưỡi…) và thời gian bắt đầu nên sớm hơn. Em cũng có mong muốn một điều là mong rằng clb có thể tổ chức một cuộc thi khác như là Rung chuông vàng – Nhịp cầu Dược lâm sàng sẽ tạo sân chơi cho nhiều bạn sinh viên Dược hơn, số lượng câu hỏi thử thách nhiều hơn. Đây chỉ là một số góp ý nhỏ của em đến clb.
Qua cuộc thi này đã thực sự bổ ích giúp em hiểu được những kĩ năng của một Dược sĩ thế hệ 4.0 cần phải có đồng thời truyền động lực cho em quyết tâm nếu Dược sĩ 4.0 mùa 2 mà được tổ chức em chắc chắn sẽ tham gia. Dù sao cũng cảm ơn các anh chị trong ban tổ chức rất nhiều đã tạo ra sân chơi hấp dẫn này.
Cơn bão đi qua để lại những bài học, những kinh nghiệm thực sự bổ ích cho người trải nghiệm và cả người chứng kiến, ảnh hưởng của nó lan rộng đến toàn bộ khuôn viên trường đến cả các giảng đường của trường ĐH Y Dược Huế.
Chúc “CLB sinh viên Dược Lâm Sàng – CPC” của trường ĐH Y Dược Huế ngày càng phát triển hơn nữa trong tương lai.
Huế, ngày 06 tháng 06 năm 2018